Xác định việc đào tạo nghề gắn với giải quyết việc làm là một hướng đi phù hợp với từng địa xã trên địa bàn toàn huyện. Nhờ vậy, hàng năm Thanh Chương đã có hàng nghìn hộ dân vươn lên thoát nghèo bền vững.
Mặc dù là một xã đất chật, người đông, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, nhưng xã Thanh Lĩnh, huyện Thanh Chương đã biết tận dụng lợi thế phát triển các nghề phụ để nâng cao đời sống cho người dân. Trên cơ sở nghề truyền thống là đan dè, cót, người dân thôn Trường đã du nhập thêm nghề mới là làm chổi giang. Ban đầu chỉ vài, ba hộ tự phát, sau đó thấy loại chổi này bán càng ngày càng chạy nên nhiều gia đình trong thôn có nhu cầu học nghề. Địa phương đã phối hợp với Trung tâm Khuyến nông huyện mở lớp tập huấn về nghề cho bà con trong thôn. Được cung cấp kiến thức, kỹ thuật, nên nghề làm chổi giang ngày một phát triển, trở thành nghề phụ mang lại thu nhập ổn định cho người dân.
một số làng nghề truyền thống tại Thanh Chương
Trước đây kinh tế gia đình bà Nguyễn Thị Khởi ở thôn Trường xã Thanh Lĩnh chỉ dựa vào 5 sào ruộng lúa. Hơn 3 năm nay, nghề làm chổi giang được du nhập về làng, gia đình bà có nghề phụ để làm trong những ngày nông nhàn, nhờ đó mà đời sống gia đình ngày càng khá giả trao đổi với chúng tôi bà Nguyễn Thị Khởi cho biết: Được tham gia lớp tập huấn nghề làm chổi giang của xã nên chúng tôi biết và thạo nghề làm chổi giang. Gia đình tôi có 2 lao động, trung bình làm được khoảng 20 cái chổi/ngày. Chổi giang giờ đang là một mặt hàng tương đối dễ bán, mỗi chiếc có trị giá khoảng 10 đến 15 nghìn đồng. Tính chung nghề phụ này cũng mang lại khoản thu nhập hơn 3 triệu đồng/tháng. Nhờ vậy đời sống của gia đình từ chỗ khó khăn, nay đã ổn định hơn đảm bảo việc học cho các con. Không riêng già gia đình chị Khởi mà chúng tôi có dịp ghé qua gia đình anh Đậu Mạnh Hùng, thôn Trường anh chia sẻ: Tôi thấy nghề chổi giang ở đây phát trển mạnh, nên vợ chồng tôi quyết định vay vốn, đầu tư mua sắm xe ô tô làm phương tiện để chuyên chở, và tiêu thụ mặt hàng chổi giang cho bà con ở đây. Mỗi ngày thu mua khoảng hàng nghìn chổi giang đem đi nhập ở các vùng lân cận và TP Vinh, trừ các khoản chi phí mỗi ngày gia đinh có lãi khoảng từ 200 đến 300 ngàn đồng, từ đó gia đình có kinh tế ổn định. Gia đinh anh Hùng vừa làm nghề vừa thu, mua sản phẩm và thành lập Hợp tác xã kết chổi giang tre Thanh Lĩnh. HTX đi vào hoạt động, tạo điều kiện cho các hộ làm nghề có đầu ra sản phẩn ổn định, giải quyết công ăn việc làm cho hàng chục lao động, thu nhập từ 2500 ngàn đến 3 triệu đồng/ người/ tháng. Ông Lê Đình Thanh – Phó Chủ tịch UBND huyện Thanh Chương cho biết: Trong thời gian tới để tăng thêm thu nhập, nâng cao đời sống cho bà con nhân dân, UBND huyện khuyến khích các làng nghể tiếp tục phát triển gắn với thương hiệu sản phẩm, từng bước đưa sản phẩm có chất lượng, uy tin ra thị trường, từng bước nầng cao thu nhập, giảm nghèo bền vững trong những năm tiếp theo.
phát triển làng nghề để giải quyết thoát nghèo
Thanh Chương là một huyện miền núi, đời sống kinh tế vẫn đang gặp nhiều khó khăn, chính vì vậy việc phát triển các làng nghề đang từng bước mở ra một hướng làm ăn mới cho người dân trên địa bàn, trong đó có nghề chổi Giang ở xã Thanh Lĩnh, nghề bánh Đa ở Thanh Tường, nghề đan lát ở xã Đồng Văn và nghề Rèn Ba Ba ở xã Thanh Lương… Từ việc đẩy mạnh phát triển làng nghề trên địa bàn, do đó hàng năm số lượng gia đình hộ nghèo ngày càng giảm xuống, hộ khá, giàu ngày càng tăng, góp phần đưa đời sống của nhân dân huyện nhà ngày một đi lên, bộ mặt nông thôn ngày càng đổi mới.
Trả lờiXóavé máy bay eva
ve may bay eva di my
lịch bay của korean airlines
bán vé máy bay đi mỹ giá rẻ
giá vé máy bay từ tphcm đi canada
Cuoc Doi La Nhung Chuyen Di
Ngẫu Hứng Du Lịch
Tri Thức Du Lịch